THAM KHẢO HẠCH TOÁN KHI KIỂM KÊ TÀI SẢN / HÀNG TỒN KHO BỊ THỪA HOẶC THIẾU

1. Cách hạch toán khi kiểm kê phát hiện Thừa:

a) Kế toán phản ánh giá trị tài sản thừa theo giá trị hợp lý tại thời điểm phát hiện để ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211 (Theo giá trị hợp lý)
___Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)

b) Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
___Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu; hoặc
___Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư­ XDCB (Nếu theo TT 200);
___Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388);
___Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
___Có TK 711 – Thu nhập khác.

2. Cách hạch toán khi kiểm kê phát hiện Thiếu:

a) Khi chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
___Có các TK 111, 152, 153, 155, 156.

b) Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 1388 – Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp)
___Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.

Replace post